Trẻ bị nôn trớ và sốt có nguy hiểm không? Cách xử lý khi trẻ bị sốt
Nội dung chính
“Các mẹ ơi, Su Su nhà em sáng nay em đang cho bú thì tự nhiên nôn hết ra, buổi chiều thì bị sốt, em đo nhiệt kế thì bị sốt 38 độ. Bây giờ cho ăn hay cho bú đều nôn hết ra các mẹ ạ. Em lo quá không biết phải làm sao nữa. Bé nhà em mới được hơn 1 tuổi, nếu đưa đi khám phái đi viện ở tỉnh chứ ở thị trấn em không yên tâm chất lượng lắm. Có mẹ nào gặp phải tình trạng trẻ bị nôn trớ và sốt không, chia sẻ cho em với. Chứ bây giới đưa con đi khám gần cả trăm km thì vất quá, vì con còn nhỏ. Cám ơn các mẹ nhiều”. (Khánh Ly – Hà Giang)
>> Những lưu ý cần thiết để chăm sóc trẻ sau sinh
>> Thao tác sơ cứu trẻ cơ bản trong ăn dặm các mẹ cần biết là lưu ý

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nôn trớ kèm theo sốt, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, tùy theo từng nguyên nhân sẽ có hướng khắc phục riêng. Mẹ Khánh Ly hãy cùng tham khảo xem bé nhà mình ở trường hợp nào để có cách điều trị xem sao nhé
Trẻ bị nôn trớ, sốt kèm đi ngoài
- Nguyên nhân: Trẻ bị nôn trớ và sốt kèm theo tiêu chảy rất có thể bé đang mắc các bệnh về ngộ độc thức ăn nhẹ hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, viêm dạ dày hay do vi khuẩn, virus gây nên. Các triệu chứng do nguyên nhân này thường kéo dài khoảng 1 tuần, còn với các bé lớn hơn thì 1-2 ngày.
- Cách khắc phục: Các mẹ đợi cho bé nôn trớ xong một lúc, rồi mới tiếp tục cho trẻ bú và ăn tiếp. Có thể bổ sung nước bằng cách cho bé bú hoặc uống nước trái cây, nước oresol. Cho bé ăn thức ăn từ loãng cho tới đặc, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh ăn quá no.
- Nếu thấy bé bị đi ngoài trong vòng 12h mà kèm theo triệu chứng môi hay lưỡi và mắt bị khô, tiểu ít thì cần đưa bé đi khám ngay.
Trẻ bị nôn trớ và sốt, kèm theo đau đầu dữ dội
Nguyên nhân
- Có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng não hoặc viêm màng não do vi khuẩn rất nguy hiểm.

Triệu chứng
- Trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhiều hoặc có thể la hét. Đối với những trẻ lớn hơn thường rất dễ bị kích động.
Với trường hợp này cần xử trí như sau
- Cần đưa trẻ điều trị tại bệnh viện, tuyệt đối không được điều trị tại nhà, vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh hiệu quả tốt nhất là nên tiêm phòng.
Trẻ bị nôn trớ nhiều lần
Nguyên nhân
- Có thể do bé ăn quá nhiều hoặc ăn quá no, nằm sau khi mới ăn hay do ăn quá nhiều một loại thức ăn.
- Trẻ bị nôn trớ nhiều lần
Cách xử lí đối với trường hợp trẻ bị nôn trớ và sốt này như sau
- Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường và tăng cân thì bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh lại lượng thức ăn và chọn tư thế bú cho phù hợp. Lưu ý, nếu thấy bé nôn trớ liên tục và nhiều lần, rất có thể bé bị hẹp bị môn, cần thực hiện tiểu phẫu nhỏ để khắc phục.
Trẻ bị nôn mửa và phát ban
Tác nhân
- Do dị ứng với đậu phộng, sữa hay socola… gây phát ban ở miệng, đầu gối, toàn thân…
Cách xử trí
- Nếu bé bị nhẹ, chỉ cần thay đổi lại thức ăn của bé. Còn nếu thấy bé sưng miệng, cổ họng hay khó thở cần đưa bé đi cấp cứu ngay.
Trẻ nôn mửa và đau bụng dữ dội
- Do nhiễm khuẩn, đầy bụng hoặc mắc các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, nhưng nếu thấy bé đau dữ dội rất có thể bé bị viêm ruột thừa.
Triệu chứng
- Trẻ nôn trớ trong vài giờ kèm theo đau dạ dày. Trường hợp này, cần được cấp cứu ngay để tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Trẻ bị nôn tái phát không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân
- Do rối loạn đường ruột hay chứng nôn theo chu kì khá hiếm gặp và thường bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày do virus, vi khuẩn.
Triệu chứng
- Trẻ sẽ nôn kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, vài tuần hay vài tháng, rồi lại quay lại một chu kì tiếp theo.
Cách xử lí
- Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nôn mửa lặp lại theo chu kì, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
- Trẻ bị nôn trớ và sốt có thể là trường hợp bệnh nhẹ hay rất nguy hiểm, do đó cha mẹ cần theo dõi để tìm ra nguyên nhân là gì để có hướng khắc phục phù hợp. Bên cạnh đó, cần đảm bảo dinh dưỡng, cho bé ăn đúng giờ và đủ liều lượng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!