Tiêu chảy ra máu ở trẻ em, ba mẹ trớ chủ quan
Nội dung chính
Nếu trẻ bị tiêu chảy thông thường thì bố mẹ hoàn toàn chẳng cần lo lắng vì nó khá phổ biến, nhưng nếu bé bị tiêu chảy ra máu thì liệu có nguy hiểm cho trẻ không?

- Khi bé bị tiêu chảy có lẫn máu trong phân thì các ba mẹ thường khá hoảng sợ. Đây cũng có thể là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng lại là trường hợp phổ biến hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Nguyên nhân gây nên tiêu chảy ra máu ở trẻ em
- Hầu hết nguyên nhân tiêu chảy ra máu là vì trực tràng bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Khi tình trạng này xảy ra, các mẹ sẽ không thể xử lý tại nhà được mà nên đưa trẻ đi thăm khám để biết được nguyên nhân thực sư gây nên tình trạng chảy máu trực tràng này.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ra máu ở trẻ em là
Nứt hậu môn:
- Thường do bé có “lịch sử” táo bón trước đó. Đây là nguyên nhân thuộc về ngoài da, do bé đi ra phân to và thô cứng làm tổn thương đến hậu môn. Hiện tượng này không có gì nguy hiểm, chủ yếu do bé bị táo bón. Vùng hậu môn bị nứt không những khiến bé bị chảy máu mà còn khiến bé đau nhức khó chịu mỗi khi đi tiêu.
Không dung nạp protein trong sữa đậu nành hoặc sữa bò:
- Các mẹ vẫn hay gọi trường hợp này là bé bị dị ứng với sữa hay viêm trực tràng do protein. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, protein trong sữa bò và sữa đậu nành tương đối nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Tỉ lệ bé bị dị ứng do protein này sau khi dùng sữa công thức khá lớn, nếu mẹ uống sữa bò hoặc sữa đậu nành thì điều tượng tự cũng có thể xảy ra khi bé bú sữa mẹ.
Các nguyên nhân khác:
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác cũng gây ra tiêu chảy ra máu ở trẻ em, trẻ sơ sinh như bệnh viêm đường ruột ( rối loạn viêm màng ruột ), tiêu chảy do các loại virus hay vi khuẩn tàn phá đường ruột của bé.
Bệnh tiêu chảy ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Tùy từng nguyên nhân gây ra tiêu chảy mà có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bé chảy máu nặng, như tiêu chảy cấp thì cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là với trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ sơ sinh.
Mẹ cần quan sát tình hình đi tiêu của bé để phân loại được mức độ nặng nhẹ của bệnh như sau

- Tiêu chảy ra máu nhẹ: bé bị chảy máu ít, không có biểu hiện nào khác, vẫn hoạt động bình thường.
- Tiêu chảy ra máu nặng: bé bị tiêu chảy nặng, mỗi lần đi ngoài đều ra máu, hoặc ra rất nhiều máu, bé có hiện tượng mất nước, da mất dần độ đàn hồi, nhợt nhạt, vật vã ….
- Khi đó, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám hoặc xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Mẹ phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy ra máu?
- Việc đầu tiên mẹ cần làm là xác định chính xác xem có thật là có máu trong phân của bé hay không. Máu trong phân của bé không phải lúc nào cũng có màu đỏ tươi mà còn có thể có màu đỏ sẫm hoặc thậm trí là màu đen. Tuy nhiên, có thể do trước đó bé được cho ăn một số loại thực phẩm hay nước uống màu đỏ dẫn đến phân của bé cũng có màu đỏ. Nên trước khi hoảng loạn thì các mẹ cần xác định trước là có phải bé bị tiêu chảy ra máu hay không hay chỉ là tiêu chảy thường nhé.

- Bước tiếp theo là xác định mức độ chảy máu nặng hay nhẹ, nhiều hay ít. Một lượng máu nhỏ đối với người trưởng thành không đáng kể nhưng lại có thể chiếm % rất lớn so với cơ thể trẻ em. Nếu mẹ thấy bé có xu hướng chảy máu nhiều thì ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
- Ngoài ra, mẹ cần quan sát kĩ và nắm rõ các biểu hiện của bé như: bé có bị sốt không? Bé có bị mất nước không? Hoặc có kèm các triệu chứng khác như đau bụng, quấy khóc …. Để bác sĩ có thể chẩn đoán tốt nhất cách chữa trị tiêu chảy ra máu ở trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!