“Tập tành” cho bé ăn dặm kiểu Nhật với sữa chua bổ dưỡng cho con
Nội dung chính
Cho bé ăn dặm kiểu Nhật ngoài thực đơn với sữa hạt, các mẹ có thể cho bé dùng sữa chua cũng rất tiện lợi và bổ dưỡng đấy.
>> Cách làm nước dùng dashi cho bé ăn dặm kiểu Nhật thêm phần hấp dẫn
>> 10 điều các mẹ cần biết khi bé ăn dặm kiểu Nhật trước khi cho con ăn dặm
Bé ăn dặm kiểu Nhật với sữa chua giúp các mẹ an tâm hơn về hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, sữa chua cũng rất dễ làm, tiết kiệm thời gian cho mẹ bỉm mà vẫn mang đến cho bé món ăn ngon. Hãy cùng mẹ Trần Thu Hương chia sẻ cách làm sữa chua nhé.
Cách làm sữa chua truyền thống cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
- 15-20ml sữa chua không đường làm men cái – để cho hết lạnh ở nhiệt độ phòng
- 250ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Cách làm
- Trước khoảng 1 – 2h: để sữa chua làm men cái ra ngoài cho hết lạnh. ( Sữa chua phải loãng hoàn toàn )
- Khử trùng các nguyên liệu dùng làm sữa chua như: hũ đựng sữa, dụng cụ cân đo (thìa đong, cốc đong, nhiệt kế), muôi, thìa để múc, khuấy, âu đựng…
- Các mẹ nên đun nước sôi, cho dụng cụ vào “luộc” trong khoảng 30 giây rồi lấy ra và để khô hoàn toàn.
- Pha sữa công thức rồi cho vào nồi, đun đến khi sữa đạt khoảng 80 – 85 độ C (không đun sôi sùng sục). Bắc nồi ra khỏi bếp,để sữa nguội về khoảng 40 – 43 độ C.

Ghi chú
- Trong quá trình đun nên quấy đều và liên tục, để tránh sữa bị “cháy”, lắng cặn dính ở đáy nồi do nhiệt độ quá cao.
- Nếu không có nhiệt kế, các bạn có thể tự áng chừng bằng cách như sau:
- Đầu tiên bật lửa to, đến khi bắt đầu thấy hơi khói bốc lên từ nồi (sữa chưa sôi, lúc này nhiệt độ khoảng 60 – 70 độ C) thì hạ xuống lửa vừa và quấy liên tục.
- Đun ở lửa vừa trong khoảng 3 – 4 phút, đến khi sữa rất nóng (sờ vào phải rụt tay lại ngay) thì bắc ra, để nguội. Sữa ở 40 – 43 độ C thì chỉ hơi âm ấm thôi, có lẽ là khá giống nước tắm cho em bé.
- Đổ phần men vào âu đựng sữa, quấy đều cho men và sữa hòa quyện.
Lưu ý
- Khi trộn men nên làm nhẹ nhàng, không quấy đảo mạnh tay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men.
- Sữa chua nếu đã hết lạnh và lỏng thì sẽ hòa vào hỗn hợp sữa rất dễ dàng.
- Chia đều sữa vào các cốc đựng. Nếu có bọt trên miệng cốc, có thể dùng thìa sạch để hớt hết bọt. Đậy nắp kín.
Quy trình ủ sữa chua
Ủ sữa chua là bước khá quan trọng và quyết định đến độ thơm ngon của sữa chua.
Các bước ủ sữa chua như sau
- Men trong sữa chua hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 40 độ C.
- Cần lưu ý, 40 độ C là nhiệt độ của sữa chứ không phải là nhiệt độ của môi trường bên ngoài (tức là, nhiệt độ bên ngoài có thể sẽ cần cao hơn một chút để làm sữa trong hũ đạt mức nhiệt phù hợp).
- Xếp hũ sữa vào nồi, rót nước sôi 70-80 độ ngập 2/3 hũ,đậy nắp rồi ủ trong vòng 6-8 tiếng. Mùa đông thì cần thời gian ủ lâu hơn.
- Trong toàn bộ quá trình ủ không mờ nồi (vì sẽ làm nhiệt độ thay đổi đột ngột) và tránh làm cho hũ sữa bị lay động, di chuyển nhiều (sữa chua sẽ dễ bị vữa).
- Nếu trời nắng nóng, có thể ủ sữa dưới nắng.
Lưu ý khi ủ sữa chua
- Không ủ sữa ở nhiệt độ quá cao (trên 54 độ C), sẽ làm men bị chết, sữa không chua và không đông được.
- Trong quá trình ủ, cố gắng tránh cho hũ sữa chua bị lay động mạnh, sẽ làm sữa chua dễ bị vữa.

Vài điều lưu ý cho mẹ bỉm
Làm sữa chua cho bé ăn dặm kiểu Nhật không khó, nhưng một vài lần đầu có thể chưa thành công. Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến những điều sau để đảm bảo cho món sữa chua chất lượng nhất.

- Nguyên liệu: men làm sữa chua phải tươi mơi
- Dụng cụ cần phải khử trùng sạch sẽ và khô ráo
- Men nên được để hết lạnh trước khi dùng
- Nhiệt độ của sữa khi trộn men và nhiệt độ ủ sữa không quá cao ( nhiệt độ cao sẽ dễ làm chết men)
- Khi khuấy men nên dùng lực vừa phải, không quá mạnh.
- Nhiệt độ ủ có duy trì được ở khoảng 40 – 44 độ C
Cho bé ăn dặm kiểu Nhật với sữa chua sẽ kích thích vị giác của bé rất tốt. Từ đó, những bữa ăn sau bé sẽ ngon miệng hơn. Chúc mẹ chế biến sữa chua thành công và đừng quên chia sẻ thành quả với các mẹ bỉm nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!