Sốt đau đầu ở trẻ em là bệnh gì? Xử lý ra sao?
Nội dung chính
Thời tiết những ngày vừa qua thường xuyên có sự thay đổi từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng khiến mọi người hết sức khó chịu. Vì vậy rất nhiều người có dấu hiệu sốt kèm theo đau đầu. Trong đó sốt đau đầu ở trẻ em cũng không hề ít. Việc tìm ra nguyên nhân, cách xử lý tình trạng này sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái tốt nhất.

Thủ phạm nào gây ra sốt đau đầu ở trẻ em
- Trẻ bị sốt kèm theo đau đầu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
- Sự thay đổi thời tiết, môi trường khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp, dẫn đến sốt và đau đầu.
- Do trẻ bị nhiễm trùng với một số loại bệnh như viêm tai giữa, viêm xoang, cảm cúm.
- Trẻ di chứng sau khi bị chấn thương đầu. Theo đó có thể trẻ bị tai nạn, va chạm mạnh vào đầu gây nên tình trạng sốt, đau đầu.
- Trẻ lo lắng, căng thẳng kéo dài. Điều này có thể bắt nguồn từ việc áp lực học hành, thi cử, bị bạn bè bắt nạt, chèn ép; thầy cô mắng,…
- Viêm nhiễm đường hô hấp trên, sốt virut cũng gây ra tình trạng sốt, đau đầu ở trẻ.
- Trẻ sử dụng những đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có ga hoặc quá lạnh hay dung nạp các chất phụ gia cũng khiến bé bị sốt và đau đầu.
- Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua sốt đau đầu ở trẻ em là do trẻ mắc viêm não, viêm màng não. Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xảy ra, thậm chí là tử vong.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt đau đầu
- Khi thấy trẻ bị sốt đau đầu mà không kèm theo dấu hiệu gì khác lạ thì trước hết hãy dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ. Cứ 4 giờ tiến hành kiểm tra nhiệt độ cơ thể một lần. Theo đó các biện pháp khắc phục sẽ là

- Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm lau toàn bộ cơ thể cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán,… Thường xuyên dùng khăn để lau khô mồ hôi, tránh trẻ bị cảm lạnh. Mặc quần áo mỏng, thoáng và mềm mại, thấm hút tốt. Cách này áp dụng cho sốt nhẹ.
- Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol liều lượng theo chỉ định. Sau 6 giờ lại cho trẻ uống lần kế. Tuy nhiên một ngày không uống quá 4 lần.
- Chú ý đến chế độ ăn uống cho trẻ, đảm bảo đủ chất, thức ăn mềm, dễ nuốt. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên bắt trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.
- Cho trẻ ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn, đảm bảo giờ giấc để tăng sức đề kháng.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ và bổ sung điện giải.
Khi nào thì cho trẻ đi thăm khám
- Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C kèm theo triệu chứng hôn mê, li bì, co giật, buồn nôn. Sốt kéo dài trên 5 ngày khi đã áp dụng các cách hạ sốt trên. Lúc này cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành chẩn đoán, làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Tuyệt đối không giữ trẻ ở nhà khi có các triệu chứng trên, tránh bệnh nguy hiểm dẫn đến những biến chứng về sau, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.
Phòng ngừa sốt đau đầu ở trẻ em
- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng cho con. Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây….
- Nơi ở và môi trường xung quanh của trẻ cần phải sạch sẽ, thoáng mát, có đối lưu không khí.

- Giữ cho trẻ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Chỗ ngủ của trẻ cần đảm bảo sự yên tĩnh.
- Sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hợp lý cho trẻ.
- Hướng trẻ đến các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
- Tránh các đồ uống có chứa cồn, chất kích thích, đồ uống có ga, chất phụ gia,…
- Sốt đau đầu ở trẻ em cần được theo dõi và điều trị kịp thời. Tránh để những biến chứng nguy hiểm xảy ra, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!