Trị rôm sảy cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng rất nhiều cách khác nhau, riêng mình, đã thành công khi sử dụng loại nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà mình đó là lá tía tô. Cũng có nhiều mẹ hỏi kinh nghiệm, nên hôm nay mình sẽ chia sẻ với các mẹ bí quyết trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô cực đơn giản, hiệu quả dưới đây.

Những công dụng tuyệt với của lá tía tô
- Theo PGS. TS Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền: Dưới góc độ Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là có sự kết hợp giữa cam thảo, hồi hương, bạc hà sát khuẩn và quế. Loại rau thơm này là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời.
- Cũng vì thế, mà lá tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, giúp chữa chứng ra mồ hôi, giải cảm, sốt. Đặc biệt, khi kết hợp cùng với hành lá thì món cháo hành tía tô có công dụng giải cảm rất tốt. Bên cạnh đó, lá tía tô non khi vò nát, rồi sát lên vùng da có mụn cơm khoảng vài lần thì mụn sẽ tự bay mất. Lá tía tô ép dầu cũng được sử dụng để làm thuốc và dầu ăn.
Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô như thế nào?
- Có thể nói, trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô vừa đơn giản, hiệu quả, an toàn lại giúp tiết kiệm thời gian cho các mẹ. Có rất nhiều cách sử dụng loại lá này để chữa rôm sảy vào mùa hè như: Cho trẻ ăn khi nấu lên hoặc đun nước tắm, trong đó phổ biến nhất các mẹ thường làm đó là đun nước tắm.
Cách tắm lá tía tô cho trẻ đúng cách
- Bước 1: Lấy khoảng 3-4 nắm to lá tía tô, nhặt lấy những lá tươi. Sau đó, cho lá tía tô ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ thuốc sâu hay chất bụi bẩn. Rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Bước 2: Tiếp theo, cho lá tía tô vào máy xay cùng với 120ml nước, rồi dùng rây lọc nước trong. Pha 1 thau nước ấm rồi hòa cùng nước lá tía tô vừa xay ở trên vào. Chú ý cân bằng tỉ lệ cho phù hợp nhé các mẹ, vì làn da của bé rất nhạy cảm.
- Bước 3: Tiến hành tắm cho bé trong vòng 5-7 phút, rồi tắm lại thêm 1 lượt sữa tắm trẻ em hay nước ấm và dùng khăn bông lau khô rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.
Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô, các mẹ cũng có thể lấy lá tía tô rửa sạch giã nát, rồi lấy nước cốt chấm nhẹ nên vùng lưng bị rôm sảy hàng ngày. Để cho nước cốt lá tía tô trên da bé khoảng 10 phút khi bề mặt da khô lại thì tắm cho bé bằng nước ấm. Thực hiện khoảng 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cho bé ăn lá tía tô trị rôm sảy
- Bên cạnh nấu nước tắm cho bé, thì các mẹ cũng có thể sử dụng lá tía tô để nấu canh hay nấu cháo cho bé cũng có công dụng trị rôm sảy rất tốt đó. Lá tía tô rửa sạch, sau khi giã nát nấu cùng với 1 ít nước. Sau đó, chắt lấy nước cốt tía tô rồi pha cùng với chút đường cho bé uống hay các mẹ có thể nấu canh hoặc nấu cháo trứng tía tô cho bé ăn vừa có công dụng trị cúm.

- Ngoài ra, các mẹ cũng nên kết hợp với một số loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị rôm sảy cho bé vào mùa hè nắng nóng như: Bột sắn, dưa chuột, nước cam… giúp bổ sung vitamin, làm mát cơ thể từ đó giúp trị rôm sảy hiệu quả.
Một số lưu ý khi dùng lá tía tô trị rôm sảy cho bé
- Chọn lá tía tô: Các mẹ nên chọn những lá còn tươi, không nên mua những bó tía tô khi đã héo hoặc già úa. Sau khi nhặt xong những lá tươi, các mẹ nên ngâm cùng với nước muối pha loãng để làm sạch.
- Khi nấu nước lá tía tô: Không nên nấu nước quá đặc, nhiều mẹ sai lầm khi cho rằng càng đun đặc thì càng có hiệu quả cao. Nên nhớ chỉ sử dụng một lượng phù hợp thôi nhé. Vì khi cho quá nhiều lá tía tô, sẽ làm cho tinh bột trên lá đọng lại trên da bé rất dễ nhiễm khuẩn hoặc viêm da.

- Chú ý khi tắm cho bé: Trước khi tắm lá tía tô trị rôm sảy cho bé, các mẹ nên tìm hiểu xem da bé nhà mình có nhạy cảm với loại lá này hay không. Các mẹ có thể thử bằng cách đun một cốc nước lá tía tô, rồi bôi lên vùng nhỏ trên da của bé và theo dõi xem có triệu chứng gì lạ không. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên vắt chanh vào nước tắm cho bé, vì lượng axit cao sẽ khiến cho làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương.
- Sau khi tắm các mẹ nhớ làm sạch chất nhờn trên da bé bằng sữa tắm, nên sử dụng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Không tắm lá tía tô cho bé khi thấy có triệu chứng của các bệnh ngoài da như: Viêm da, ghẻ lở hay trầy xước da… để tránh gây nhiễm trùng cho bé nhé.
Cần làm gì để phòng tránh rôm sảy cho bé?
- Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh rôm sảy cho bé, các mẹ nên tránh để bé chảy mồ hôi nhiều bằng cách: Tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ ở khu vực ngủ, sinh hoạt và vui chơi. Nếu tiếp xúc với ánh nắng cần che chắn kín cho bé.
- Vào những ngày thời tiết nóng bức, nên sử dụng điều hòa hoặc quạt và tắm mát cho trẻ để làn da của bé luôn được sạch sẽ và thoáng mát.
- Nên lựa chọn những loại quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt để tránh gây bí da dễ hình thành nên rôm sảy.
- Sử dụng các loại xà bông có nguồn gốc từ nhiên nhiên, tránh gây kích ứng da. Sau khi tắm xong cho bé nếu vào mùa hè nên để da tự khô hơn là dùng khăn lau.
- Tránh sử dụng các loại kem bôi, mỹ phẩm, thuốc mỡ có chứa dầu khoáng vì có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến cho mồ hôi khó thoát tạo điều kiện cho bệnh rôm sảy phát triển.
- Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin, rau quả tươi vào thực đơn hàng ngày của bé.
- Trên đây, là những chia sẻ và kinh nghiệm trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô đơn giản tại nhà. Hy vọng, sẽ giúp các mẹ có cách tốt nhất trong việc đánh bay những cơn ngứa ngáy, khó chịu từ rôm sảy cho bé yêu nhà mình nhé.
Discussion about this post