Bé bị nổi mẩn đỏ có mủ: Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết
Nội dung chính
Bé bị nổi mẩn đỏ có mủ là một bệnh da phổ biến ở trẻ rất dễ nhận biết, nhưng không tìm đúng nguyên nhân thì rất khó cho việc điều trị. Hãy cùng tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin về nổi mẩn đỏ có mủ ở trẻ em.
4 Dạng mụn nổi mẩn đỏ có mủ ở bé
Có rất nhiều các vết nổi mẩn đỏ có mủ ở bé. Dưới đây là một số dạng phổ biến, cha mẹ hãy tham khảo.
Mụn trứng cá
Sau sinh từ 2-4 tuần trẻ sơ sinh thường hay xuất hiện các nốt mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng, vị trí thường là ở má, mũi và trán. Các nốt mụn này sẽ tự biến mất sau vài ngày, vài tuần, nếu lâu hơn có thể vài tháng.
Các mụn do phát ban nhiệt
Do thời tiết nắng nóng kèm theo mồ hôi ra nhiều dẫn đến lỗ chân lông bị bít kín. Chính lý do này khiến làn da bé xuất hiện các nốt mụn do phát ban nhiệt với đặc điểm là nhỏ, màu đỏ, bên trong có chất lỏng. Vị trí thường xuất hiện ở những vùng nếp gấp như vai, ngực, nách, mông, háng, cổ,…
Mụn thịt
Còn được gọi là mụn sữa, mụn kê. Đây là các nốt mẩn đỏ kèm theo màu trắng ở đầu, hay xuất hiện ở vùng cánh tay, chân, má, cằm, mũi,…
Mụn mủ
Đây là những vùng da đỏ, bên trên có chứa chất lỏng, lâu ngày sẽ tạo thành mủ. Vị trí mọc ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm.
Những nguyên nhân dẫn đến các nốt mẩn đỏ có mủ ở bé
Bé bị nổi mẩn đỏ có mủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là:
Do bố mẹ vệ sinh quá kém khiến cho các tế bào da chết, bụi bẩn tích tụ trên da. Vì da trẻ mỏng manh, dễ bị tấn công nên thường hay bị nổi mẩn đỏ.
Vùng da bé bị trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây nhiễm trùng, dẫn đến các nốt mẩn đỏ có mủ.

Bé bị côn trùng cắn hay dị ứng từ thức ăn, môi trường.
Ngoài ra một số loại bệnh cũng khiến bé bị nổi mẩn đỏ có mủ như do bệnh ghẻ, bệnh vảy nến, thủy đậu, đậu mùa…
Cách xử trí khi trẻ bị nổi mẩn đỏ có mủ
Nếu bạn thấy bé bị nổi mẩn đỏ có mủ nhưng lại mọc riêng lẻ, không quá nhiều và bé vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì không quá lo lắng. Bởi chỉ cần chăm sóc tốt bằng những việc làm dưới đây các nốt mụn này sẽ dần biến mất sau một thời gian mà không cần phải sử dụng bất cứ phương pháp điều trị y tế nào.

- Tiến hành dùng nước ấm rửa vùng da cho bé ngày 2 lần để luôn được sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng.
- Hãy nhẹ nhàng dùng tay đã được vệ sinh sạch chà nhẹ lên vùng da của bé thay vì dùng khăn.
- Không ép hay chọc mủ bằng bất cứ hình thức nào với bất kỳ dụng cụ nào.
- Bởi các nốt mụn này đến một thời điểm thích hợp sẽ tự chảy mủ, sau đó khô và dần đóng vảy. Cuối cùng bong ra ngoài và trả lại làn da mịn màng cho bé.
Khi nào cần đưa trẻ đi thăm khám
Nếu bé bị mẩn đỏ mụn mủ kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác:
- Các nốt mẩn đỏ có mủ ngày càng lan rộng.
- Bé khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn và quấy khóc, thậm chí bỏ bú, bỏ ăn. Nhất là ở các bộ phận da bị mẩn đỏ và có mủ.
- Xung quanh các nốt mẩn đỏ cũng trở nên nóng, ửng đỏ.
- Bé bị ốt, nôn trớ hoặc buồn nôn. Kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy.
Sau khi thăm khác, xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp chăm sóc, điều trị phù hợp. Thông thường sẽ là:
- Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai.
- Áp dụng phương pháp quang động
- Thậm chí nghiêm trọng hơn phải tiến hành phẫu thuật.
Bé bị nổi mẩn đỏ có mủ không được xem nhẹ. Bởi nếu không phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị đúng cách thì khả năng nhiễm trùng là rất cao. Vì vậy quá trình chăm sóc, điều trị cha mẹ cần theo dõi diễn biến để có giải pháp xử lý kịp thời.
Con e bị mẩn đỏ có mủ có thuốc ji bôi đc k bd