Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ có nguy hiểm không
Nội dung chính
Tiêu chảy nhiễm trùng là tên gọi chung của bệnh tiêu chảy do các virus, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột gây nên. Vậy bệnh này ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em
- Hệ tiêu hóa của trẻ em luôn yếu hơn người trưởng thành, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi. Vì vậy, khả năng trẻ bị các vi khuẩn có hại tấn công gây tổn thương đường ruột rất cao. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tiêu chảy nhiễm trùng.
- Các loại vi khuẩn thường gặp “phá hoại” đường ruột của bé bao gồm:
- Coli:Vi khuẩn này khá quen thuộc, có lẽ các mẹ đã nghe tên không ít lần. Vi khuẩn này có thể có trong thịt bò và rau sống

- Khuẩn tụ cầu: Loại vi khuẩn này hay có trong các sản phẩm từ sữa, trứng và thịt
- Ersinia: Loại vi khuẩn này hầu như chỉ tìm thấy trong thịt heo
- Shigella: Không phải trong thực phẩm mà loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong nước, thông thường là nước ở các bể bơi, hồ bơi.
- Salmonella: Vi khuẩn này có thể xuất hiện trong thịt, các loại sản phẩm từ trứng và sữa
- Sampylobacter: Chủ yếu thấy trong gia cầm và các loại thịt khác.
- Các vi khuẩn này thường thông qua đường ăn uống để xâm nhập vào cơ thể trẻ, sau đó tấn công phần ruột của bé, những độc tố của vi khuẩn tiết ra có thể vẫn tồn tại dù có được đun sôi và có thể lây qua tiếp xúc bên ngoài.
Phân loại các loại tiêu chảy nhiễm trùng
- Mặc dù phần lớn tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ là do virus gây ra nhưng vẫn có thể phân loại bệnh này thành 3 loại
- Tiêu chảy nhiễm trùng do virus: Loại này phổ biến nhất, chủ yếu do virus Rota gây ra, ngoài ra còn có các loại virus khác điển hình như virus Noro.
- Tiêu chảy do vi khuẩn: Như đã nhắc đến đầu bài, có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em, các loại vi khuẩn này thường có trong thực phẩm
- Tiêu chảy nhiễm trùng do ký sinh trùng: Có 2 loại ký sinh trùng phổ biến gây nên bệnh này là Cryptosporidium và E.histolytica
Biểu hiện của tiêu chảy nhiễm trùng

- Mất nước: Vì bé bị tiêu chảy nên chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Bé khát nước nhiều, da và môi khô, mắt hơi trũng xuống, khi véo lên da thì chậm trở lại bình thường.
- Mạch đập nhanh và có dấu hiệu hạ huyết áp.
- Có hiện tượng sốt, có thể dẫn nên nôn trớ. Đau bụng khó chịu.
- Phân đi lỏng hơn bình thường, đi ngoài nhiều hơn mỗi ngày, phân nặng mùi, màu khác bình thường. Bệnh nặng có thể có máu trong phân
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Gây ra tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ em dưới 2 tuổi khi bị bệnh, đặc biệt là tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh rất dễ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng. Do hệ tiêu hóa của bé lúc này còn non yếu, dễ bị tổn thương, nếu không được chăm sóc tốt và chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm của trẻ. Tiêu chảy nhiễm trùng có thể gây nên tình trạng rối loạn trao đổi chất, thiếu hụt vitamin.
- Giảm sức đề kháng: Tiêu chảy nhiễm trùng làm dạ dày của bé yếu, dẫn đến dễ mặc các bệnh như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
- Mất cân bằng cơ thể: Do sức hấp thu kém đi nên các dưỡng chất trong cơ thể bé hay điện giải bị mất cân bằng.
- Vì vậy có thể nói bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi dù không nguy hiểm đến tính mạng nhiều nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé sau này.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ
Bù nước và điện giải:
- Cung cấp nước và điện giải Oserol bị thiếu hụt cho bé là điều đầu tiên và quan trọng nhất mẹ cần phải làm khi bé bị tiêu chảy nhiễm trùng.

Sử dụng kháng sinh:
- Có một số loại kháng sinh thường dùng là Ciproploxacin, Norploxacin, Ofploxacin, Azithromycin, Metronidazole. Khi cho bé dùng các loại kháng sinh, mẹ cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
- Ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm và men Probiotic để giảm tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ nhanh nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!