Bé 4 tuổi bị vàng da là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị
Nội dung chính
Vàng da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và hầu hết là vàng da sinh lý nên trẻ sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên nếu bé 4 tuổi bị vàng da thì là vấn đề đáng lo ngại cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc, điều trị sớm để khắc phục những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho trẻ.
>> Trẻ bị vàng da sinh lý: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh
>> Trẻ bị vàng da ở mặt: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị cho trẻ

Vàng da ở trẻ là gì?
- Sự tích tụ bilirubin trong máu – chất màu vàng hình thành do sự phá vỡ các tế bào hồng cầu. Bilirubin được loại bỏ bởi gan qua đường phân và nước tiểu. Thường thì trẻ sơ sinh dễ bị vàng da do lúc này gan chưa hoàn thiện nên không thể đào thải hết được lượng bilirubin ra bên ngoài. Tuy nhiên chỉ sau 7-10 ngày vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh hoàn toàn biến mất mà không gây nguy hiểm gì.
- Nếu bé được 4 tuổi mà xuất hiện vàng da hoặc kèm theo những triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, hay cáu gắt thì khả năng trẻ bị vàng da bệnh lý là rất cao. Khi trẻ bị vàng da bệnh lý cần được thăm khám, phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời, tránh để biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nguyên nhân trẻ 4 tuổi bị vàng da
- Bé 4 tuổi bị vàng da thì chắc chắn đó không phải là vàng da bệnh lý nữa. Do đó cần tìm ra nguyên nhân gây vàng da ở trẻ để điều trị kịp thời. Theo đó một số nguyên nhân khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng ở trẻ 4 tuổi có thể là:
- Gan của trẻ đang gặp vấn đề như yếu, tổn thương,…Hoặc tình trạng viêm gan hay nhiễm trùng gan cũng làm chức năng của gan gặp trục trặc.
- Ống mật có thể bị viêm và tắc.
- Tình trạng máu tán huyết bị thiếu sẽ làm cho quá trình phân hủy tế bào máu đỏ tăng lên, dẫn đến lượng bilirubin tăng cao.
- Do hội chứng Gilbert: hội chứng này sẽ ngăn chặn việc xử lý của mật đối với cơ thể, ảnh hưởng đến các enzym trong mật.
- Tình trạng ứ mật dẫn đến dư thừa bilirubin tích tụ trong gan.
- Do trẻ mắc một số bệnh như viêm gan tự miễn, viêm đường mật xơ tiểu học, ung thư tuyến tụy, ung thư ống mật, trẻ bị sỏi mật, ung thư mật, xơ gan mật tiên phát, sốt tuyến, bệnh sốt rét, tăng hồng cầu hình cầu, bệnh thiếu máu,…
- Chế độ ăn uống không đảm bảo sự lành mạnh và sạch sẽ. Từ đó làm cho cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus.
Điều trị vàng da cho trẻ 4 tuổi
- Khi trẻ 4 tuổi bị vàng da dù nguyên nhân nào thì cũng nguy hiểm và cần nhanh chóng được đưa đi thăm khám để làm các xét nghiệm, chẩn đoán. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị đúng cách, phù hợp. Theo đó các phương pháp điều trị cho bé 4 tuổi bị vàng da như sau

- Trường hợp vàng da do thiếu máu thì các bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung uống sắt cũng như cung cấp các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày cho trẻ.
- Nếu trẻ bị viêm gan sẽ sử dụng thuốc chống virus hoặc steroid.
- Tắc nghẽn ống mật thì sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật.
- Trong trường hợp trẻ bị vàng da do thiếu máu và thiếu máu hồng cầu hình liềm thì phương pháp được chỉ định sẽ là thay máu, truyền máu.
- Trẻ bị vàng da do tổn thương gan thì các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp cùng lối sống lành mạnh để ngăn chặn suy giảm chức năng gan.
Phòng bệnh vàng da ở trẻ
- Đảm bảo giữ vệ sinh cơ thể trẻ luôn sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng chuyên dụng hoặc nước rửa tay thường xuyên.
- Khu vực nhà cửa, thực phẩm, các đồ dùng trong nhà luôn vệ sinh và giữ sạch sẽ. Đảm bảo sự thông thoáng, thoáng mát để loại bỏ các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, nhất là các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng.

- Thực hiện uống đủ nước mỗi ngày.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Nguồn thực phẩm cần đảm bảo làm sạch.
- Chú ý đến nguồn nước sử dụng.
- Tiến hành tiêm phòng cho trẻ theo định kỳ.
- Bé 4 tuổi bị vàng da cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà phải nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời. Quá trình điều trị phải theo dõi sát sao để báo với bác sĩ nếu có những biến chứng xấu xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!